Tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Cập nhật mới nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2020


  • Sự phát triển nhanh chóng của đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người, mà còn tạo ra sự gián đoạn trong các nền kinh tế trên toàn cầu ở mức độ khó tưởng tượng. Cuộc khủng hoảng đang tác động đến các doanh nghiệp theo nhiều hướng và nhiều cách khác nhau: sụt giảm hoặc biến động lớn trong nhu cầu; khó khăn trong việc điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh phong toả hoặc cách ly xã hội; việc cắt giảm hoặc trì hoãn nguồn cung từ nhiều quốc gia; tệ hơn là sự cộng hưởng của tất cả các yếu tố này cùng một lúc.
  • Cuộc khảo sát được thực hiện tại Việt Nam từ ngày 23 tháng 3 năm 2020 đến nay cho thấy tác động của đại dịch đã khiến doanh số các công ty giảm trung bình 22% trong Q1; đồng thời dự báo tình hình đến cuối năm 2020 cũng không cho thấy nhiều tín hiệu khả quan khi các doanh nghiệp ước tính doanh số sẽ giảm khoảng 22% so với mục tiêu đề ra đầu năm.
  • Hơn một nửa số doanh nghiệp (59%) đang phải đối mặt với tình huống khó khăn nhất: gián đoạn cả cung và cầu, tương ứng với sự sụt giảm doanh thu nghiêm trọng nhất so với các nhóm còn lại cả trong Q1 và ước tính cuối năm (28% và 24%).
  • Tuy nhiên, tác động làm gián đoạn cung cầu rất khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và ngành công nghiệp, cũng như tính chất của sự gián đoạn, và như chúng ta sẽ thấy chi tiết ở phần cuối tác động này còn phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng công ty để chống chọi với cuộc khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng hiện tại ảnh hưởng đến mục tiêu bán hàng của bạn là bao nhiêu?


  • Thương mại là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong Q1 (giảm 29%), nhiều hơn so với các lĩnh vực khác do sự gián đoạn giao thương xuyên biên giới.
  • Về lâu dài (đến hết 2020), những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp sẽ chịu tác động nặng nề nhất từ hiệu ứng domino từ khủng hoảng chung của nền kinh tế.

Bạn hiện đang phải đối mặt với các vấn đề về nhu cầu và/hoặc cung cấp?


  • Các lĩnh vực cung cấp hàng hóa (Sản xuất, Bán lẻ & Phân phối, Thương mại) có xu hướng chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với các khối ngành dịch vụ khi bị gián đoạn cả về cung và cầu (61-80%).

Mất doanh thu và gián đoạn nhu cầu/cung ứng


  • Các công ty chỉ gặp vấn đề gián đoạn nguồn cung hiện tại vẫn duy trì được doanh thu trong Q1, có thể là do sự trợ giúp của hàng tồn kho. Song trên thực tế, đến cuối năm, sự sụt giảm doanh thu ước tính sẽ không thua kém so với các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề về cầu.
  • Một tỷ lệ rất nhỏ các doanh nghiệp ghi nhận doanh số cao hơn kế hoạch đề ra; điển hình là các doanh nghiệp cung cấp nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, biến động trong nhu cầu vẫn rất cao tạo nên rủi ro tăng chi phí, giảm mức độ dịch vụ, hoặc hết hàng tồn kho.


  • 79% số doanh nghiệp cho biết nhu cầu đối với sản phẩm của họ bị sụt giảm; đây là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Trong bối cảnh sụt giảm doanh thu, các chi phí gián tiếp sẽ làm suy yếu nghiêm trọng dòng tiền của các công ty.
  • Trong tình huống này, hai chiến lược phổ biến để đối trọng với sự sụt giảm nhu cầu là thay đổi danh mục sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo. 61% số doanh nghiệp chia sẻ đã áp dụng chiến lược thứ nhất, 37% đã áp dụng chiến lược thứ hai. Chỉ có 22% số công ty cho biết đang áp dụng cả hai chiến lược.
  • Cuối cùng, 48% số doanh nghiệp trong tất cả các ngành kinh tế thừa nhận rằng họ đang bị chậm trễ trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do không có sẵn sản phẩm, thiếu sự đồng bộ hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch, gián đoạn nguồn cung cũng như khó khăn trong việc đặt chỗ cho vận tải quốc tế.

Doanh nghiệp của bạn có đẩy mạnh hoạt động quảng cáo để ứng phó với sự sụt giảm nhu cầu?


  • Các doanh nghiệp Thương mại và Bán lẻ & Phân phối, những đối tượng chịu sự sụt giảm doanh số nghiêm trọng nhất chính là những doanh nghiệp áp dụng các hoạt động quảng cáo mạnh mẽ hơn cả; trong khi các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp chưa gặp phải sự sụt giảm lớn về doanh số trong Q1 nhưng dự báo doanh số sẽ giảm vào cuối năm đang xem xét tăng cường các hoạt động quảng cáo để ứng phó với tình hình.

Doanh nghiệp của bạn có thay đổi danh mục sản phẩm để thích nghi với biến động nhu cầu hiện tại?


  • Phần lớn các công ty trong tất cả các lĩnh vực đang điều chỉnh danh mục sản phẩm nhằm thích ứng bối cảnh mới. Đáng ngạc nhiên, 41% số công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất không sử dụng chiến lược này, mặc dù đây là chiến lược rất hiệu quả trong nhiều trường hợp nhằm giảm thiểu các tác động của sự gián đoạn nguồn cung.

Thời gian giao hàng của doanh nghiệp bạn có bị ảnh hưởng?


  • Báo cáo cũng ghi nhận các tác động nặng nề nhất đối với các công ty thương mại, tức những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gián đoạn trong khâu nhập khẩu hàng hóa thành phẩm. Các dịch vụ chuyên nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các lý do khác nhau, từ nguồn cung của các nguyên vật liệu cần thiết đến sự hạn chế di chuyển trong nước và quốc tế.



  • 74% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang gặp phải vấn đề về nguồn cung cấp. Con số này tăng lên 86% khi xét đến các lĩnh vực liên quan đến trao đổi hóa hàng hóa, cụ thể là Sản xuất, Bán lẻ và Thương mại. Ba lĩnh vực này ghi nhận sự gián đoạn nguồn cung thường xuyên hơn so với sự sụt giảm nhu cầu (75% số công ty trả lời).
  • Tồn kho giúp trì hoãn tác động của sự gián đoạn nguồn cung trong một thời gian, nhưng về lâu dài nếu nhu cầu thị trường giảm có thể trở thành một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tác động nặng nề nhất đến từ nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, châu Âu và các nước châu Á khác khi các nhà sản xuất ở nước ngoài giảm hoặc tạm dừng sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu năng lực vận chuyển ra nước ngoài không chỉ làm chậm việc nhận hàng mà còn đẩy các chi phí vận chuyển cao hơn.
  • 76% các công ty cung cấp hàng hóa báo cáo gặp khó khăn khi nhập khẩu từ nước ngoài, cũng đề cập đến khó khăn trong việc tìm kiếm năng lực vận tải.

Sự gián đoạn cung cầu theo các nhóm hàng hóa và dịch vụ cung cấp

  • 64% các công ty Sản xuất, Bán lẻ và Thương mại đang ở hoàn cảnh khó khăn nhất để ứng phó cả sự gián đoạn cung và cầu cùng một lúc. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến 46% các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là các công ty logistics.

Nhóm hàng hóa và nguồn cung cấp nào khiến doanh nghiệp bạn gặp khó khăn trong việc thu mua?


  • Gần nửa số doanh nghiệp (42%) tham gia khảo sát cho biết họ gặp vấn đề về nguồn cung từ Trung Quốc, với phần lớn là sự thiếu hụt về nguyên vật liệu.

Doanh nghiệp bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm năng lực vận tải ở lĩnh vực nào?
Chỉ xem xét ở doanh nghiệp cung cấp hàng hóa


  • Vận tải đường hàng không và đường biển đang chịu tác động nặng nề, chủ yếu do tác động gián tiếp của đại dịch COVID: vận tải hàng không chủ yếu dựa trên các chuyến bay chở khách hiện tại đã bị hạn chế nghiêm trọng; các cảng ở nhiều quốc gia khác cũng báo cáo một số hạn chế hoặc chậm trễ trong việc lưu thông.

Những vấn đề về năng lực vận tải và nhập khẩu quốc tế
Chỉ xem xét ở doanh nghiệp cung cấp hàng hóa


  • Thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với các tuyến nội địa bởi sự gián đoạn giao thông và vận tải.


  • Kế hoạch đảm bảo kinh doanh không gián đoạn (BCP - Business Continuity Plan) là một công cụ cơ bản để hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các mối đe dọa tiềm năng, làm giảm những tác động và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Tin tốt là phần lớn (83%) số công ty tham gia khảo sát cho biết đã chuẩn bị cho mình một kế hoạch đảm bảo kinh doanh không gián đoạn.
  • Mặc dù vậy, chỉ 23% số công ty cảm thấy rất hài lòng về cách BCP đã giúp để ứng phó với đại dịch COVID, ghi nhận tổn thất doanh số thấp hơn 3-22% so với nhóm khảo sát còn lại.
  • Các biện pháp phổ biến nhất được đề cập để cải thiện BCP hiện tại bao gồm:
    • Xem xét các viễn cảnh trên toàn cầu và trong khu vực, không chỉ trong nước
    • Tăng cường các phương án dự phòng xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả nguồn nhân lực
    • Tăng cường sự thống nhất quản trị từ trên xuống
    • Tăng cường phối hợp và trao đổi để ứng phó nhanh hơn

Doanh nghiệp của bạn đã chuẩn bị kế hoạch đảm bảo kinh doanh không gián đoạn (BCP) cho khủng hoảng hiện tại chưa, nếu có, hiệu quả của kế hoạch mang lại như thế nào?


  • 28% các công ty đã đề cập rằng họ không có BCP, hoặc BCP của họ không đủ mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng. Dịch vụ chuyên nghiệp là lĩnh vực ít có sự chuẩn bị để đối mặt với khủng hoảng nhất (50%).

Hiệu quả của BCP đối với sự sụt giảm doanh số


  • Các công ty có BCP tốt và hiệu quả ước tính chịu tác động thấp hơn đến doanh số trong Q1 và vào cuối năm nay.